Việc lựa chọn mua nhà đã qua sử dụng đối với người có mức thu nhập trung bình là một lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm một ngôi nhà vừa hợp ý, vừa túi tiền và có phong thủy tốt là vấn đề khá nan giải. Dưới đây là một số lưu ý trước khi đưa ra quyết định mua.
1. Phong thủy
Trên thực tế, đã có rất nhiều người vì thiếu kinh nghiệm nên đã phải hối hận sau khi mua nhà. Khi bạn muốn đi xem một ngôi nhà sao cho hợp phong thủy, bạn nên xem lịch sử gia đình của gia chủ trước đó. Nếu ngôi nhà đã qua nhiều người nhà chủ và chỉ sử dụng nó trong một thời gian ngắn rồi bán đi hoặc các chủ sở hữu trước đó có số phận không tốt như là: phá sản, ly dị hay sức khoẻ có vấn đề thì bạn nên suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định chọn mua căn nhà đó.
Yếu tố phong thủy đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn mua nhà.
Ngôi nhà đã qua sử dụng có phong thủy tốt hay không bạn phải xem lịch sử gia đình của gia chủ trước đó. Ngoài ra, bạn nên đi xung quanh ngôi nhà và kiểm tra xem nó tác dụng tạo nên phong thủy tốt hay không? Ví dụ: một hàng cây, một bờ rào, một tòa nhà, một ngôi nhà khác hay đại loại bất cứ điều gì được coi là có điểm hỗ trợ ở phía sau, tạo nên chỗ dựa vững chắc và an toàn cho ngôi nhà.
Bên cạnh đó, để cho khí lưu thông vào nhà một cách tự do, bạn không nên trồng cây quá gần cửa trước. Ngoài ra, khi bạn dự định mua nhà đã qua sử dụng, tốt nhất bạn nên chọn những ngôi nhà có hình hình chữ nhật hoặc hình vuông, không nên chọn nhà có thiết kế lạ như hình nhọn, hình kiếm.
2. Xem xét cụ thể ngôi nhà
Đối với những BĐS đã qua sử dụng sản phẩm muốn giao dịch mua bán theo luật kinh doanh BĐS buộc phải giao dịch qua các sàn BĐS, vì vậy bạn nên sử dụng tối đa sự tư vấn từ các chuyên gia của sàn BĐS nhận ký gửi sản phẩm đó.
Những yếu tố cần quan tâm: Pháp lý của BĐS (sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng nhận…) Sản phẩm thuộc dự án nào, nếu thuộc dự án phải xem xét đến quy hoạch tổng thể và tham khảo về chất lượng các công trình thuộc dự án đó. Môi trường sống xung quanh, hướng cửa chính, hướng ban công. Đơn vị quản lý vận hành dự án và các loại phí quản lý vận hành cần đóng hàng tháng. Giá rao bán của chủ nhà. Để tiết kiệm thời gian và có thông tin chính xác nhất bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia về BĐS.
Nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia về BĐS.
3. Đàm phán và xem xét hợp đồng
Lưu ý về giá: Bạn cần phải tham khảo kỹ tình hình biến động của thị trường BĐS cũng như giá của phân khúc BĐS mà bạn đang xem xét trước khi đưa ra yêu cầu đàm phán giá với chủ nhà.
Lưu ý về phí: trong giao dịch mua bán BĐS có các khoản phí sau phải lưu ý: Phí xác nhận qua sàn giao dịch BĐS. Phí công chứng hợp đồng. Thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong giao dịch BĐS, người bán phải chịu (2% tổng giá trị hợp đồng, 25% giá trị tính thuế). Phí sang tên sổ đỏ (nếu có)...
4. Đặt cọc và kí hợp đồng
Khi bạn đã quyết tâm mua nhà bạn cần phải chuẩn bị tiền đặt cọc với chủ nhà, thông thường số tiền đặt cọc khoảng 5-10% giá trị của BĐS. Hai bên sẽ tiến hành đặt cọc và làm các thủ tục ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Đặt cọc và ký hợp đồng mua nhà.
Khi đặt cọc bạn nên đặt cọc với sàn BĐS đại diện mua bán sản phẩm BĐS đó, vừa là để an toàn cho bạn vừa để chắc chắn trong quá trình giao dịch.
Về hợp đồng mua bán và các điều khoản trong hợp đồng, các sàn giao dịch BĐS hoặc các cơ sở công chứng đã có mẫu sẵn nên bạn chỉ cần đọc kỹ và đảm bảo là bạn hiểu được nội dung các điều khoản trong hợp đồng mua bán BĐS đó.
Địa Ốc Kim Quang_nguồn tổng hợp.
Gửi bình luận của bạn